Xét nghiệm WBC là gì? Phản ánh điều gì?

Có nhiều người đi xét nghiệm máu nhưng không hiểu chỉ số WBC là gì. Liệu kết quả xét nghiệm WBC cao, thấp có ảnh hưởng gì hay không? Hãy cùng shredadventures.com giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

I. Xét nghiệm WBC là xét nghiệm gì?

WBC là gì
WBC là bạch cầu trong máu
WBC được viết tắt bởi từ White Blood Cell có nghĩa là bạch cầu. Chúng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, giúp chúng ta có thể chống lại tình tình trạng nhiễm trùng.
Bạch cầu được chia thành 5 loại chính sau:
  • Tế bào bạch cầu đa nhân ái kiềm
  • Tế bào bạch cầu đa nhân ái toan
  • Tế bào T, tế bào B và tế bào Killer
  • Tế bào bạch cầu đơn giản
  • Tế bào bạch cầu trung tính.
Vậy nên xét nghiệm WBC chính là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu được sử dụng để đo lượng tế bào bạch cầu trong máu.

II. Chỉ số WBC phản ánh bệnh gì?

Như đã giải đáp chỉ số WBC là gì ở trên, WBC phản ánh số lượng bạch cầu có trong máu. Việc định lượng WBC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng sức khỏe.
Ở người khỏe mạnh, số lượng tế bào bạch cầu trong máu sẽ ở mức 400 – 10.00 G/L. Nếu chỉ số WBC không nằm ở mức này thì là dấu hiệu của những bệnh lý sau.

1. WBC tăng

Khi chỉ số WBC cao hơn bình thường sẽ được gọi là tăng bạch cầu. Nguyên nhân khiến cho bạch cầu tăng là do:
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Ảnh hưởng của quá trình phẫu thuật cắt bỏ lá lách.
  • Bị nhiễm trùng, mắc bệnh bạch cầu.
Ngoài ra, chỉ số này tăng trong các trường hợp mắc bệnh máu ác tính, bệnh bạch cầu, viêm nhiễm như bệnh bạch cầu dòng tủy mạn, bệnh u bạch cầu… Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra xem bản thân có đang sử dụng các loại thuốc khiến bạch cầu tăng hay không.

2. WBC giảm

Chỉ số WBC giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe
WBC giảm là biểu hiện không mấy khả quan. Một số nguyên nhân có thể khiến chỉ số WBC giảm trong máu là:
  • Người bệnh nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút nguy hiểm.
  • Người mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp, xơ cứng bì, lupus ban đỏ…
  • Những đối tượng bị rối loạn sinh tủy do nhiễm trùng, có khối u bất thường.
  • Người bị chấn thương, tinh thần căng thẳng tột độ.
  • Chỉ số WBC giảm trong trường hợp thiếu máu, thiếu hụt vitamin B12, nhiễm khuẩn.
  • Những bệnh nhân ung thư đang sử dụng thuốc đặc trị, hoặc trong quá trình xạ trị.
  • Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine cũng có thể khiến bạch cầu giảm.
Nhìn chung, chỉ số WBC giảm hay tăng cũng đều rất nguy hiểm. Do đó, khi thấy cơ thể có những biểu hiện dưới đây thì bạn nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời:
  • Chóng mặt, mệt mỏi, sút cân
  • Buồn nôn, cơ thể xuất hiện các vết bầm tím
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn…

III. Tại sao cần xét nghiệm WBC?

Thực hiện xét nghiệm WBC đóng vai trò rất quan trọng, bởi trong cơ thể có đến 5 loại bạch cầu khác nhau, số lượng tế bào bạch cầu tăng hay giảm đều phản ánh tình trạng bất thường của cơ thể.
Vậy vai trò của xét nghiệm chỉ số WBC là gì? Hiểu đơn giản, mục đích của xét nghiệm WBC là chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Thông qua chỉ số WBC, bác sĩ có thể lên các phương án giúp người bệnh cải thiện sức khỏe.

IV. Khi nào nên xét nghiệm WBC?

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên thực hiện các xét nhiệm
Ngoài băn khoăn WBC là gì, nhiều người cũng thắc mắc khi nào nên thực hiện xét nghiệm này. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nếu cơ thể có những dấu hiệu  như chóng mặt kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, biếng ăn… thì bạn cần đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm nay. Bởi chúng có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn.
Hiện nay việc thực hiện xét nghiệm WBC khá đơn giản, bao gồm các bước sau:
  • Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm lấy máu để thực hiện xét nghiệm.
  • Sau khi lấy được mẫu máu xét nghiệm, thì máu sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm. Tại đây, sẽ có máy móc xét nghiệm đưa ra những thông số chính xác, cụ thể.
  • Thông thường sẽ mất khoảng 1 tiếng là có kết quả xét nghiệm chỉ số WBC trong máu.
  • Việc thực hiện xét nghiệm WBC giúp bác sĩ nắm được chỉ số bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu…

V. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm WBC

Để có kết quả xét nghiệm chính xác, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây.

1. Không sử dụng thuốc

Nếu như bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào thì trước khi thực hiện xét nghiệm WBC thì không nên uống thuốc. Nếu lỡ đã uống thuốc, tốt nhất bạn nên thông báo cho bác sĩ để có phương án tốt nhất.
Bởi một số loại thuốc có thể có những thành phần tác động đến máu, khiến kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng.

2. Không nên ăn trong khoảng 8-12 tiếng

Bạn không nên ăn trước khi thực hiện xét nghiệm WBC
Khi thực hiện xét nghiệm WBC, bạn không nên ăn trong khoảng từ 8-12 giờ trước khi lấy máu. Vì thế, bạn nên đi khám vào buổi sáng bởi đây là thời điểm bạn chưa ăn gì sau giấc ngủ dài.
Điều này giúp phản ánh rõ nhất, chính xác nhất tình trạng sức khỏe của bạn.

3. Không dùng chất kích thích

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, trước khi xét nghiệm WBC bạn không nên dùng chất kích thích, hút thuốc lá hay uống rượu, bia.
Bởi tất cả những chất này đều không tốt cho sức khỏe, khiến kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng không tốt.
Bên cạnh đó, việc lấy mẫu máu thực hiện xét nghiệm WBC cũng rất nhanh, chỉ hơi đau buốt tay nên bạn không cần phải quá lo lắng.
Với những thông tin chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã trả lời được thắc mắc WBC là gì. Nhìn chung đây là chỉ số rất quan trọng, phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh, nhờ đó mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị kịp thời. Do đó, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý.